tổng quan
tổ chức bộ máy
- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
kinh tế xã hội
quy hoạch phát triển
chi tiết dự án kêu gọi đầu tư
Trong cuộc sống mưu sinh của người M’nông, từ xa xưa rừng là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú, trong đó nguyên liệu cho các món ăn rau quả gần như hoàn toàn được khai thác từ rừng. Ngày nay, rừng tuy không còn là đại ngàn bao la như xưa nữa nhưng rau quả rừng vẫn thường xuyên có mặt trong những bữa ăn của đồng bào M’nông.
Lá bép: Lá bép còn có tên là rau nhíp, một loại lá rừng. Cây bép mọc tự nhiên trong rừng, hợp với đất đỏ bazan, thân cây thấp nhỏ, nhiều cành, tán lá rậm.
![]() |
Ảnh: H'Mai |
Lá bép tròn dài, màu xanh nhạt, lá non thì màu đỏ gạch. Cây bép mọc quanh năm, nhưng khoảng đầu mùa mưa là thời điểm có lá ngon nhất, có vị ngọt thanh, thơm nhẹ. Từ lâu, bà con dân tộc M'nông coi lá bép là cây rau, cây thuốc, có vị ngọt đặc trưng.
Theo các già làng, xưa kia lá bép là món ăn khoái khẩu nhất của loài tê giác. Lá bép là một loại rau siêu sạch, có hàm lượng các chất khoáng khá cao. Không chỉ ngon với vị ngọt lẫn bùi, lá bép còn đủ calo, an toàn, chứa các chất kháng sinh có ích cho cơ thể. Các món xào, nấu canh với phong vị dân gian độc đáo từ lá bép đã quyến rũ được thực khách khi đến Đắk Nông.
Cà đắng: Tinh túy của khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên vị đắng rất riêng, đặc trưng của loại cà mọc hoang dại này.
![]() |
Ảnh: Bình Nhi |
Cà đắng là một loại cà dại, thân cây cao ngang đầu người, cành lá sum suê. Quả cà to bằng đầu ngón chân, có màu xanh, ruột nhiều hạt, phần cuống có nhiều gai nhọn. Loại cà này có vị đắng đặc trưng. Ngày nay, cà đắng được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà và nó trở thành một trong những nguyên liệu tạo ra nhiều món ăn, từ các món thông thường đến các món đặc sản.
Ngoài món cà luộc, đồng bào thường giã giập cà trộn với các gia vị như ớt, tỏi, lá é, cá khô để xào hay nấu canh. Món ăn sau khi nấu có đủ vị đắng, cay, bùi, béo, ngọt tạo nên hương vị đặc trưng, dễ gây "nghiện". Cà đắng còn là vị thuốc giúp cơ thể con người không bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức xương.
Đọt mây: Mây có mặt ở các khu rừng Tây Nguyên với hàng chục loài như mây song, mây nước, mây voi...
![]() |
Ảnh: Mẫn Doanh |
Mây mọc thành bụi, có những dây mây dài đến hàng chục mét. Muốn lấy đọt phải rút sợi mây xuống, có khi phải huy động nhiều người mới rút nổi sợi mây. Có nhiều loài khác nhau, nhưng chỉ có loại mây voi là được ưa chuộng nhất bởi nõn ăn giòn, béo và vị ngọt, đắng dịu. Đọt mây sau khi bóc vỏ được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào hay nướng chín bằng lửa than chấm muối ớt.
Đọt mây tươi nấu với thịt khô, cá khô trong ống tre là món ăn ngon và độc đáo nhất. Người M'nông không chỉ sử dụng món ăn này trong bữa ăn hàng ngày mà còn được trân trọng thưởng thức trong những bữa cơm, lễ hội truyền thống.
Măng le: Măng le được lấy từ cây le thuộc họ tre nứa không có gai, thân dẻo và nhỏ chỉ bằng ngón chân cái, mọc phổ biến ở vùng đất bazan Tây Nguyên. Nó có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện.
![]() |
Ảnh tư liệu |
Măng le thuộc loại quý và ngon nhất trong các loại măng rừng... nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát... Thế nên, mỗi khi mùa mưa đến là cả bon làng rộn ràng với mùa đi hái măng le. Măng le được lấy từ phần ngọn, dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô để cất giữ.
Cái ngon của măng khô tuy không bằng măng tươi nhưng người ăn vẫn cảm nhận được cái vị măng rừng độc đáo qua rất nhiều món ăn chế biến. Măng le còn được muối chua, nếu dùng để nấu canh với cá suối, hoặc thịt heo thì rất tuyệt.
Khổ qua rừng: Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng mọc tự nhiên nhiều ở vùng núi rừng Tây Nguyên, được người dân nơi đây xem như là một món đặc sản.
![]() |
Ảnh: Hồ Mai |
Quả khổ qua có hình thù nhỏ xíu, trái to nhất chỉ bằng ngón chân cái, quả chưa chín thường có màu xanh, khi chín thì màu vàng. Lá và quả khổ qua rừng có vị đắng dịu. Quả khổ qua rừng có thể chế biến được nhiều món như gỏi, nhồi tôm, thịt kho, làm chua ngọt…
Đọt non, lá và quả khổ qua dùng để làm rau luộc, xào, nấu canh ăn tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Người M'nông thường xào thịt cá biển với quả, hầm cùng xương heo với đọt non hay quả xanh. Riêng thân thì làm trà, uống vào sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.
Lá é: Cây é thuộc loại cây hoang dại là một thứ của loài húng dổi có thân thấp, lá mọc đối chéo chữ thập, màu lục nhạt, gân lá có lông thưa.
![]() |
Ảnh tư liệu |
Hoa cây é nhỏ màu trắng tập hợp thành từng cụm ở đầu cành. Là cây hoang dại nhưng cây é có mùi hương rất quyến rũ, hơi giống rau húng quế của người Kinh nhưng vị nồng hơn. Ngoài tinh dầu, toàn thân cây é còn có khoảng hơn 20 chất khác. Cành lá cây é còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Do có hương vị đặc biệt nên lá é được sử dụng làm gia vị trong rất nhiều món ăn của đồng bào M'nông. Đặc biệt món cà đắng, canh thụt, cá suối nướng và nhiều món khác khi được trộn ướp cùng với lá é thì hương vị của nó sẽ tạo ra cảm giác ngon và lạ miệng.
Theo Đăk Nông Online
bộ thủ tục hành chính
Cơ quan thực hiện
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất