tổng quan
tổ chức bộ máy
- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
kinh tế xã hội
quy hoạch phát triển
chi tiết dự án kêu gọi đầu tư
Đăng đàn phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh đến một số giải pháp xuyên suốt của Chính phủ và ngành tài nguyên và môi trường, trong đó phải coi việc “chống ô nhiễm môi trường như chống giặc” nhằm bảo đảm sức khoẻ và đời sống nhân dân.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà |
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhắc đến những kết quả mà ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) đạt được như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 97% diện tích cần cấp, rút ngắn 1/2-1/3 thời gian đăng ký biến động cho người dân sử dụng đất thực hiện các quyền cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng, góp vốn để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với ngành tăng 13% so với năm 2016, nằm trong top 10 bộ, ngành của cả nước. Tổng thu của ngân sách trong nước mà ngành đóng góp từ 15-20%, gần 73.000 ha đất đai trước đây để lãng phí đến nay đã được vào sử dụng, khai thác, góp phần phát triển KT-XH cho đất nước.
Đi vào những nội dung cụ thể, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đối với công tác quản lý tài nguyên nước, Bộ đã nghiên cứu và xác định được những bước đi và giải pháp. Theo đó, nguồn nước ở Việt Nam là khá phong phú, tuy nhiên hàng năm, các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào Việt Nam lượng nước khoảng 520 tỷ m3, chiếm khoảng 63% tổng lượng nước trung bình hàng năm. Trong khi đó, lượng nước nội địa thì tỷ lệ người dân được sử dụng lại thấp hơn bình quân so với khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, chúng ta còn nhiều vấn đề mà các đại biểu đã đặt ra, đó là vấn đề tác động kép do biến đổi khí hậu làm cho việc phân bổ nguồn nước không đều theo vùng địa lý, theo mùa dẫn đến việc phát triển KTXH gặp nhiều khó khăn. Theo Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL, nếu không thay đổi cơ cấu phát triển nền kinh tế thì không đảm bảo được sự phát triển bền vững.
Còn nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy thể chế về nguồn nước của chúng ta còn bất cập. Chúng ta chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa có sự đầu tư để đảm bảo được hạ tầng về nước, chưa có chính sách kinh tế tài chính về nước. Hiệu quả sử dụng nước của chúng ta cũng ở mức rất thấp, với mỗi đơn vị (m3) nước, Việt Nam chỉ tạo ra 2,37 USD GDP, khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD.
Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ, cần xem xét lại các quy định để xem xét rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước. Cần phải làm rõ nguồn lực đầu tư cho hạ tầng như quan trắc, dữ liệu; vấn đề quy hoạch; làm tốt cơ chế phối hợp với các nước có liên quan, chủ động triển khai hợp tác chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới thông qua hợp tác song phương, hợp tác đa phương thông qua hợp tác Mê Kông, Mê Kông - Lan Thương.
Đề cập đến vấn đề quản lý tài nguyên đất, Bộ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, trước các vấn đề vướng mắc, khó khăn về đất đai, Chính phủ, Bộ TN&MT đã trình sửa một số điều của Luật Đất đai. Đến nay hầu hết các vấn đề khó khăn, vướng mắc đã được tiếp thu, sửa đổi trong các Luật như Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng và trong 2 Nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt, là Nghị quyết 60 liên quan đến quản lý đất đai trong các lĩnh vực cổ phần hoá và 10 nghị định của Chính phủ để thực hiện triển khai việc tổ chức triển khai Luật đất đai năm 2013.
Bộ Chính trị đã có Kết luận 36 khẳng định phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi toàn diện cơ chế chính sách, pháp luật về đất đai. Việc sửa đổi liên quan đến nhiều đối tượng nên phải làm hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, toàn diện từ vấn đề lý luận cho đến thực tiễn.
Cũng theo Bộ trưởng, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần này nhằm mục tiêu đảm bảo quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành và thể chế hoá toàn bộ quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị qua Kết luận 65 khi sơ kết Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên môi trường. Kết luận đã khẳng định: Đầu tư chính sách, chương trình, dự án và đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển, không hi sinh môi trường.
"Chúng ta phải thực sự lấy môi trường là mục tiêu phát triển. Quan điểm này đã được thể hiện trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Qua đó, nhiều vấn đề thiết thực, cụ thể và sát sườn với người dân được xem xét như vấn đề về nước thải, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, người gây ô nhiễm phải trả tiền; người được sử dụng dịch vụ về môi trường phải chi trả.
Chúng ta cần có sự tham gia của Nhà nước trong đầu tư xử lý các vấn đề môi trường do lịch sử đề lại. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong tổ chức, thực hiện. Đồng thời, khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị, đoàn thể…
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Như tinh thần "chống dịch như chống giặc" như vừa qua, chúng ta phải có quan điểm "chống ô nhiễm môi trường như chống giặc", bảo đảm cuộc sống và sức khoẻ nhân dân.
Theo chinhphu.vn
bộ thủ tục hành chính
Cơ quan thực hiện
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất