- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) là nơi để các nhà đầu tư triển khai thực nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, từ đó nhân rộng sản xuất đại trà, tạo cơ sở, động lực cho phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Thế nhưng, sau 8 năm đi vào hoạt động, nhiều nhà đầu tư đang rơi vào cảnh bế tắc, thậm chí bỏ cuộc, buộc tỉnh phải thu hồi dự án.
Nỗi niềm của nhà đầu tư
Công ty Cổ phần Inno Gennetics là một trong những đơn vị đã "rót" vốn đầu tư vào Khu NNƯDCNC nhiều nhất. Theo đó, cuối năm 2018, công ty đã đầu tư 25 tỷ đồng để làm nhà kính, phát triển 8,7 ha cây trồng các loại.
![]() |
Công ty Cổ phần Inno Gennetics bị thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng bởi nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm khuẩn, khiến cây trồng bị chết |
Trong đó, công ty tập trung phát triển các loại sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như rau ăn lá, dưa leo, cà chua… được trồng trên giá thể. Thời gian đầu, công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 30 lao động, cán bộ kỹ thuật là người địa phương.
Thế nhưng, sau một thời gian triển khai thực tế, công ty đã liên tục gặp phải khó khăn, cản trở ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị. Chia sẻ về việc này, ông Nguyễn Khánh Dư, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Inno Gennetics cho biết, công ty càng đầu tư càng thua lỗ.
Nguyên nhân xuất phát từ việc chất lượng nguồn nước tưới ở Khu NNƯDCNC không bảo đảm, bị nhiễm phèn, nhiễm khuẩn. "Do nguồn nước tưới kém chất lượng đã làm toàn bộ các lứa cây trồng của công ty bị nhiễm bệnh, chết héo với tổng thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng", ông Dư khẳng định.
![]() |
Công ty Cổ phần Inno Gennetics tự mua hóa chất khử phèn và sử dụng nước hồ để tái sản xuất |
Theo ông Dư, thất bại lớn nhất của công ty là việc không có hàng để giao cho đối tác đúng hợp đồng đã ký kết từ trước. "Trên thương trường một khi đã để mất uy tín thì rất khó để xây dựng niềm tin trở lại", ông Dư phàn nàn.
"Đâm lao phải theo lao", công ty buộc phải bỏ ra một khoản tiền lớn để cải tạo lại đất đai, nguồn nước, nhưng đến nay vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Cũng nói về những khó khăn tại Khu NNƯDCNC, bà Trần Tịnh Thi, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Triển Phong cho biết, hơn 7 năm qua, công ty đã lâm vào cảnh khốn khổ vì sản xuất bị đình trệ.
Theo bà Thi, khi mới đến Khu NNƯDCNC, công ty được bàn giao 16 ha đất nông nghiệp để trồng chè. Thế nhưng, đến nay, có hơn 3 ha vẫn đang tranh chấp với người dân địa phương, công ty chưa thể sử dụng.
Thời điểm công ty đến đầu tư, Khu NNƯDCNC chỉ là vùng đất trống, điều kiện hạ tầng cơ sở rất hạn chế, việc sản xuất không đạt được hiệu quả. Sau đó, công ty đã bỏ ra hàng tỷ đồng để cải tạo đất, trồng cây giống, nhưng hiệu quả không cao.
Mặt khác, do đặc thù của công ty là chế biến chè (trà khô), nên phải sử dụng nguồn điện lớn để vận hành máy móc sản xuất, kho bảo quản lạnh. Thế nhưng, hệ thống cung cấp điện lại không đủ tải, nên nhiều máy móc chế biến của đơn vị phải "đắp chiếu". Sản phẩm của đơn vị cũng vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng.
Theo bà Thi, từ năm 2014 tới nay, tại Khu NNƯDCNC liên tục thiếu nước sản xuất. Công ty phải tự lắp đặt đường ống để dẫn nước từ suối về phục vụ sản xuất, nhưng kém chất lượng. Cũng do thiếu nước, nên khoảng 8 ha chè của đơn vị đã chết, thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Mặt khác, do hệ thống đường giao thông tại Khu NNƯDCNC chưa được xây dựng, nên hoạt động của công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc thu hoạch, vận chuyển sản phẩm.
![]() |
Nhiều diện tích cây trồng của nhà đầu tư bị chết do nguồn nước không bảo đảm |
Hạ tầng cơ sở hạn chế
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động tại Khu NNƯDCNC đều gặp khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh vì nguồn nước kém chất lượng, hạ tầng cơ sở yếu kém, đất đai nhanh bạc màu.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý Khu NNƯDCNC, nguồn nước kém chất lượng đang là vấn đề khó khăn chung và đơn vị chưa thể có giải pháp xử lý, khắc phục vì thiếu... vốn.
Hiện nay, Khu NNƯDCNC mới chỉ được đầu tư trục đường giao thông chính gần 800m, hồ chứa nước 5.000m2, đập dâng 12m, bể chứa 900m3, đường ống cấp nước, nhà vận hành… Tổng vốn đầu tư cho các hạng mục này vào khoảng 25 tỷ đồng.
Nhiều hạng mục quan trọng chưa được xây dựng tại Khu NNƯDCNC như: Hệ thống mạng lưới giao thông, khu chế xuất, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm, khu xử lý rác thải, trạm cấp nước, đường giao thông nối từ quốc lộ 28 vào…
![]() |
Ngoài trục đường chính, hệ thống giao thông tại Khu NNƯDCNC vẫn chưa được triển khai xây dựng |
Một trong những bất cập nhất hiện nay là việc trạm biến áp tại Khu NNƯDCNC dù đã có, nhưng không bảo đảm công suất phục vụ nhu cầu sản xuất của các nhà đầu tư, nhất là các dự án cần nguồn điện có công suất cao.
Bên cạnh đó, Khu NNƯDCNC đang gặp khó khăn về nguồn nước, nhất là vào thời điểm mùa khô. Các nhà đầu tư chủ yếu sử dụng nguồn nước suối để phục vụ sản xuất, trong khi nguồn nước này đang bị nhiễm phèn, nhiễm khuẩn nặng. Do đó, nhiều cây trồng của nhà đầu tư không phát triển được, thậm chí bị chết, gây thiệt hại nặng nề.
Ngoài ra, hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư xây dựng. Từ khi nhận bàn giao vào năm 2019 đến nay, hệ thống này không vận hành được đã làm gián đoạn việc cung cấp nước tưới cho nhà đầu tư, đặc biệt trong mùa khô.
![]() |
Hệ thống cấp nước bị hư hỏng, "đắp chiếu" chỉ sau vài tuần đưa vào sử dụng |
Khó "giữ chân" nhà đầu tư
Thực trạng nhà đầu tư bế tắc, làm ăn thua lỗ là điều rất đáng buồn đang diễn ra tại Khu NNƯDCNC. Hiện nay, đã có nhiều nhà đầu tư bỏ bê, không tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, buộc cơ quan chức năng phải tiến hành thu hồi dự án.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, sau khi đi vào hoạt động, Khu NNƯDCNC đã thu hút được 13 nhà đầu tư và được UBND tỉnh Đắk Nông đồng ý cấp chủ trương thực hiện dự án.
Thế nhưng, tính đến nay, chỉ còn 3 dự án đang được các nhà đầu tư triển khai thực hiện. Cơ quan chức năng phải tiến hành gia hạn thời gian thực hiện 4 dự án của nhà đầu tư (trong số này, có 2 dự án đang thực hiện, 2 dự án đang bỏ bê). 6 dự án còn lại nhà đầu tư đã bỏ bê lâu nay, cơ quan chức năng đang tiến hành thu hồi.
![]() |
Nhiều máy móc chế biến chè của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Triển Phong không thể hoạt động vì thiếu điện |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu NNƯDCNC cho biết: "Đơn vị đang xúc tiến kêu gọi 3 nhà đầu có tiềm lực kinh tế mạnh, có năng lực thực hiện dự án. Thế nhưng, với thực tế những khó khăn hiện nay, chưa biết các nhà đầu tư khi đến đây liệu có hoạt động hiệu quả hay không?".
Khu NNƯDCNC có tổng diện tích là 140,2 ha. Đến nay, diện tích được giao cho các nhà đầu tư mới chỉ được 72,88 ha (hơn 50%). Diện tích tiếp tục thu hút đầu tư là 24,76 ha; diện tích đang tranh chấp là 6,51 ha. Số diện tích còn lại chủ yếu là đồi dốc và được quy hoạch phát triển lâm nghiệp và sinh thái. |
Còn theo ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, với những gì đang diễn ra, các nhà đầu đang gặp nhiều khó khăn khi đến đầu tư tại Khu NNƯDCNC. Do đó, việc bố trí kinh phí xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở tại Khu NNƯDCNC là điều rất cần thiết, qua đó tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư phát triển.
Việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, hạ tầng kỹ thuật, trang th iết bị... cũng là vấn đề cần giải quyết để Ban Quản lý Khu NNƯDCNC thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo Báo Đắk Nông Điện tử
Implementing agencies
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất