tổng quan
tổ chức bộ máy
- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
kinh tế xã hội
quy hoạch phát triển
quy hoạch phát triển KT-XH
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã được triển khai thường xuyên, hiệu quả. Đây là một trong những điều kiện quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS.
![]() |
Đồng bào DTTS ngày càng tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ khám, chữa bệnh bằng BHYT. (Trong ảnh: Bệnh nhân DTTS được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh) |
Đưa chính sách đến gần dân
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, hàng năm, đơn vị phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, cùng các ngành có liên quan đẩy mạnh việc rà soát, lập danh sách và cấp thẻ BHYT cho đối tượng người DTTS sống tại vùng khó khăn. Theo thống kê, trong giai đoạn 2015-2016, toàn tỉnh đã cấp 260.856 thẻ BHYT cho người DTTS; trong đó, số người DTTS sử dụng thẻ BHYT để khám, chữa bệnh là 219.264 người, chiếm hơn 84%.
Để tạo thuận lợi nhất cho đồng bào DTTS, BHXH tỉnh đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với 81 cơ sở y tế trên địa bàn, tổ chức khám, chữa bệnh BHYT từ tuyến xã đến tuyến huyện, tỉnh. Đồng thời, việc thực hiện thông tuyến khám, chữa bệnh đối với tuyến huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS được khám, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế tuyến huyện trong tỉnh mà không phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến. Đặc biệt, ngoài việc được chi trả chi phí thuốc, vật tư y tế…, bệnh nhân là người DTTS sinh sống tại các các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn còn được hỗ trợ chi phí chuyển viện trong quá trình điều trị bệnh.
Về chất lượng khám, chữa bệnh, hiện nay, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã đầu tư các trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo Đề án "bệnh viện vệ tinh", Đề án 1816… nên đã thực hiện được nhiều dịch vụ kỹ thuật vượt tuyến, tạo niềm tin cho người dân.
Riêng đầu năm 2017, việc công nhận xã khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ chậm, ảnh hưởng đến công tác cấp thẻ BHYT và quyền lợi người thụ hưởng. Dù các đối tượng đã được gia hạn thẻ BHYT nhưng trong hệ thống thông tin vẫn thể hiện giá trị sử dụng thẻ đến 31/12/2016. Do vậy, nhiều trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài tỉnh đã không được giải quyết quyền lợi kịp thời.
Tuy nhiên, đến nay, BHXH tỉnh đã hoàn thành việc cấp thẻ BHYT cho đối tượng là người DTTS theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Thực tế cho thấy, hàng năm, việc cấp thẻ BHYT cho người DTTS tại một số địa phương còn chậm, chưa kịp thời. Ngoài ra, việc rà soát, kiểm tra danh sách đối tượng của các xã, phường, thị trấn không chặt chẽ. Trong khi, phần mềm nghiệp vụ của ngành BHXH chưa có chức năng cảnh báo việc cấp trùng thẻ cho đối tượng, dẫn đến sai thông tin. Bên cạnh đó, việc tổng hợp lập danh sách người DTTS còn gặp không ít khó khăn là do thói quen sử dụng nhiều tên, nhiều năm sinh khác nhau, phát âm, viết chữ tiếng phổ thông hạn chế nên làm sai lệch giữa thông tin được in trong thẻ và các giấy tờ tùy thân khác.
Một bất cập nữa là việc phân cấp quản lý, xác định đối tượng trong một số văn bản chưa rõ ràng, chưa đầy đủ theo luật BHYT và Nghị định 105 của Chính phủ. Về phía người dân, tình trạng đi khám, chữa bệnh không mang thẻ, thường xuyên thiếu thủ tục như giấy tờ tùy thân có ảnh, giấy chuyển viện..., gây trở ngại trong khâu tiếp nhận vào viện. Việc bảo quản thẻ BHYT của đồng bào chưa được quan tâm. Thẻ BHYT bị rách, mờ gây khó khăn cho việc tra cứu và nhận dữ liệu vào hệ thống giám định BHYT...
Theo BHXH tỉnh, mặc dù còn những vướng mắc, hạn chế, nhưng phải khẳng định, việc thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS vùng khó khăn đã góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cho người dân. Vì vậy, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là đồng bào DTTS để hiểu quyền lợi và trách nhiệm khi sử dụng thẻ BHYT.
Công tác in và phát hành thẻ BHYT cũng sẽ được thực hiện chặt chẽ, tránh sai sót, gây khó khăn trong việc thực hiện chế độ BHYT. Đặc biệt, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, ngành cũng tích cực phối hợp với ngành Y tế trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhằm bảo đảm tốt quyền lợi khám, chữa bệnh bằng BHYT của đồng bào DTTS.
bộ thủ tục hành chính
Cơ quan thực hiện
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất