tổng quan
tổ chức bộ máy
- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
kinh tế xã hội
quy hoạch phát triển
tin tức sự kiện
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh dại phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dịch bệnh Dại tại huyện Đắk Song, thành phố Gia Nghĩa và huyện Krông Nô. Để thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật và đặc biệt không để xảy ra ca tử vong trên người. UBND tỉnh chỉ đạo như sau:
Giao UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa
- Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc triển khai tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên từng địa bàn xã, phường, thị trấn, chi tiết đến từng thôn, buôn, tổ dân phố và hộ dân, đặc biệt chú trọng tại những nơi có nguy cơ cao, ổ dịch cũ, nơi đã phát sinh dịch bệnh trước đây.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên hệ thống loa, đài phát thanh của xã, phường, thị trấn để nâng cao nhận thức cho người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết về động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp, chính xác về diễn biến khi có dịch bệnh phát sinh để người dân tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng và chủ động trong công tác phòng, chống, khai báo dịch bệnh.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, thống kê, lập danh sách số hộ nuôi chó, tổng đàn chó trên địa bàn; có sổ theo dõi của từng hộ gia đình nhằm quản lý và hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin Dại. Hướng dẫn, yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, xích, nhốt, đeo rọ mõm khi cho chó ra đường, nơi công cộng. Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để quyết định thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại, cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, đặc biệt tại các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư.
- Thực hiện giám sát, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện công tác quản lý đàn chó, mèo, tổ chức tiêm phòng, xử lý vi phạm hành chính của UBND các xã, phường, thị trấn.
Giao UBND huyện Krông Nô
Ngoài các nội dung trên, yêu cầu UBND huyện Krông Nô tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND xã Nam Đà triển khai một số nội dung:
- Tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên toàn bộ xã Nam Đà, đặc biệt các khu vực đang có ổ dịch bệnh Dại xảy ra, những nơi mua bán, nuôi nhốt tập trung chó, mèo.
- Yêu cầu người dân chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nuôi; khi phát hiện chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh hoặc chết do bệnh Dại cần báo ngay cho cơ quan Thú y, Trung tâm Y tế dự phòng địa phương để được hướng dẫn theo dõi, xử lý theo quy định; chủ động xích lại hoặc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; tuyệt đối không để chó không có rọ mõm chạy rông cắn người, gây nguy hiểm cho người dân.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí nguồn lực, ngân sách để triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn xã Nam Đà và các xã còn lại.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý đàn chó, công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn vật nuôi tại các địa phương.
- Chỉ đạo Chi cục Phát triển nông nghiệp, các đơn vị trực thuộc phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa thực hiện các biện pháp chuyên môn như: Kiểm tra, giám sát dịch bệnh từ cơ sở, công tác tiêm phòng dại cho đàn chó; chuẩn bị đầy đủ vắc xin, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục tăng cường lấy mẫu giám sát, tổ chức điều tra ca bệnh Dại nghi ngờ, đưa ra cảnh báo kịp thời cho cộng đồng và đề xuất biện pháp cấp bách tổ chức phòng, chống khi ổ bệnh Dại phát sinh.
Giao Sở Y tế
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động giám sát, phát hiện người có phơi nhiễm với bệnh Dại, thống kê, lập danh sách số đã tiêm và chưa tiêm theo hệ thống báo cáo dịch hàng ngày. Ngành Y tế chủ động phát hiện, điều tra và xử lý các ổ dịch dại trên người; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y nắm bắt và cung cấp thông tin về tình hình chó mắc bệnh dại trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cung cấp đủ vắc xin, kháng huyết thanh để điều trị cho người bị phơi nhiễm với bệnh Dại.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế tích cực tư vấn cho người bị phơi nhiễm điều trị dự phòng kịp thời; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng các kỹ thuật y tế chưa được công nhận, lưu hành (bài thuốc đông y, thuốc cổ truyền, thuốc gia truyền) để khám và điều trị cho người mắc bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn, cào; cung cấp địa chỉ các điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho người dân.
- Tăng cường hoạt động truyền thông trên loa truyền thanh xã, các buổi họp dân tại cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng bệnh; khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa tại nhà…
- Khẩn trương tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ chi phí điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dưới 6 tuổi trong vùng dịch, người có công với cách mạng, cán bộ thú y và y tế nguy cơ cao, những người tham gia phòng, chống dịch và các trường hợp đặc biệt khác.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường học phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương tổ chức chiến dịch truyền thông các thông tin về bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, cha mẹ học sinh; hướng dẫn học sinh truyền thông về phòng, chống bệnh Dại tới các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng; giáo dục học sinh ý thức hạn chế tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) nơi công cộng.
- Yêu cầu các cơ sở giáo dục, trường học không nuôi chó, mèo trong khuôn viên trường học, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh Dại định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho học sinh nghịch với vật nuôi. Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để xử lý khi con vật bị mắc bệnh dại, nghi ngờ bị mắc bệnh dại.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thành và truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại chó, mèo; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; các quy định về việc đăng ký, quản lý chó, mèo nuôi, tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi để nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng trong việc phòng chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
Huy Hoàng
bộ thủ tục hành chính
Cơ quan thực hiện
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất