- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
Ngày 26/4, UBND tỉnh tổ chức họp trực tuyến với các huyện: Đắk Glong, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa để bàn biện pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh.
Tại điểm cầu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bốn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Thanh Tùng chủ trì cuộc họp. Các thành viên Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm; lãnh đạo các UBND thị xã Gia Nghĩa, các Sở, ngành liên quan đã tham dự.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Đắk Nông |
Theo đánh giá tại hội nghị, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Các cơ quan chức năng, các đơn vị chủ rừng cũng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và đạt được một số kết quả nhất định; nhiều vụ phá rừng đã được kịp thời phát hiện và ngăn chặn từ rất sớm khi mới bắt đầu bị phá hoặc phá luỗng với diện tích nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng cả về tính chất vi phạm và mức độ thiệt hại. Đặc biệt, gần đây nhiều vụ phá rừng trái pháp luật đã xảy ra liên tiếp và diễn biến phức tạp trên địa bàn các huyện Đắk Glong, Đắk Song, Tuy Đức. Trong đó, diện tích rừng bị phá chủ yếu thuộc lâm phần quản lý của các Công ty lâm nghiệp.
Theo báo cáo, 4 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 368 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, phá rừng trái pháp luật là 213 vụ với diện tích rừng bị thiệt hại là 81,4 ha; Tăng 64 vụ và tăng 26,79 ha về diện tích rừng bị thiệt hại so với cùng kỳ năm 2017. Hiện Chi cục Kiểm lâm đang tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ các khu vực phá rừng trái pháp luật và lập hồ sơ xử lý; đồng thời làm rõ trách nhiệm và xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân có liên quan, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý rừng, không kịp thời phát hiện và lập biên bản để xẩy ra các vụ phá rừng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Thanh Tùng yêu cầu các địa phương có kế hoạch thu hồi diện tích rừng bị lấn chiếm bất hợp pháp |
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Thanh Tùng đã yêu cầu các địa phương đánh giá cụ thể các giải pháp, biện pháp đã thực hiện việc ngăn chặn, xử lý trong thời gian qua và kết quả đã xử lý; phân tích, đánh giá hoạt động của Ban lâm nghiệp xã; công tác phối hợp giữa các ngành (Công an, Quân đội, Kiểm lâm); các tồn tại, vướng mắc trong tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng ở các địa phương như về cơ chế, chính sách, kinh phí, quan hệ phối hợp giữa các ngành, …; Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó cần có kế hoạch thu hồi các diện tích đất lâm nghiệp đã bị lấn chiếm, sử dụng bất hợp pháp.
Theo đó, các địa phương cho rằng việc để xẩy ra tình trạng phá rừng phức tạp như trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu là do: Các lực lượng chức năng, chủ rừng còn lơ là, buông lỏng công tác quản lý, thiếu chủ động và chưa có giải pháp quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả đối với diện tích rừng được giao; Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ; Lực lượng kiểm lâm còn mỏng, trong khi đó, một số công chức kiểm lâm địa bàn còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ và làm tốt vai trò tham mưu cho hạt trưởng hạt kiểm lâm và Chủ tịch UBND xã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương. Bên cạnh đó, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống gần rừng, trong rừng về pháp luật liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng chưa cao cũng được coi là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ phá rừng cao như hiện nay.Đồng chí Nguyễn Bốn phát biểu kết luận hội nghị |
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương cần phối hợp tổ chức triển khai ngay các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ, phát triển và ngăn chặn phá rừng trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào các giải pháp nhằm triệt tiêu các động cơ, mục đích phá rừng; quản lý tốt dân cư tại đại phương, không để tình trạng dân di cư tự do ở nơi khác đến phá rừng lấy đất sinh sống, sản xuất; kiện toàn Ban quản lý lâm nghiệp xã thành một tổ chức liên ngành có sự tham gia của đầy đủ các đơn vị liên và có sự điều chỉnh số lượng cán bộ phù hợp với quy mô diện tích rừng được giao quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Khi phát hiện các hành vi phá rừng, chính quyền địa phương phải xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo các quy định của pháp luật; trong đó, chủ rừng phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên nếu để xảy ra tình trạng phá rừng trên diện tích mình quản lý.
Chủ tịch UBND Nguyễn Bốn cũng nhấn mạnh, chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án phá rừng trên địa bàn, đảm bảo tất cả các vụ phá rừng được cơ quan chức năng khác chuyển hồ sơ đến phải được sớm xử lý và xử lý hình sự nghiêm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không xác định được đối tượng phá rừng, cần cương quyết xử lý hình sự đối với tất cả các đối tượng thực hiện sang nhượng, sử dụng đất có nguồn gốc từ việc phá rừng bất hợp pháp. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tới người dân; quán triệt và triển khai đầy đủ nội dung "Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông" đến các chủ rừng, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng. Đối với diện tích rừng hiện còn, cần tập trung bảo vệ nghiêm ngặt, chủ động bố trí lực lượng tuần tra, truy quét tại các địa bàn trong điểm, các điểm nóng về phá rừng, khai thác mua bán lâm sản trái phép nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi hủy hoại rừng.
Sam Nguyễn
Implementing agencies
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất