- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
Trước yêu cầu thực tiễn cũng như biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, Đắk Nông đã và đang chú trọng phát triển thủy lợi theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Quy hoạch và đầu tư theo quy hoạch
Xác định quy hoạch có vai trò hàng đầu trong phát triển thủy lợi bền vững, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương quan tâm đúng mức đến hoạt động này.
![]() |
Công trình Đắk Drồ (Krông Nô) đáp ứng nhu cầu tưới cho khoảng 1.300 ha cây trồng |
Cụ thể, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp- PTNT đã phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương lập quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh và quy hoạch thủy lợi chi tiết tại các huyện, thị xã. Tính đến năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt 9 dự án quy hoạch về lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Điển hình như Quy hoạch thủy lợi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Trên cơ sở đó, 8/8 huyện, thị xã đều đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết thủy lợi giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo các quy hoạch này, giai đoạn đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 70 công trình thủy lợi được nâng cấp, sửa chữa với tổng số vốn dự kiến khoảng 741 tỷ đồng. Có 54 công trình thủy lợi xây dựng mới với tổng vốn dự kiến khoảng 1.748 tỷ đồng. Giai đoạn từ năm 2020-2030, tỉnh đưa ra mục tiêu nâng cấp, sửa chữa 28 công trình với tổng mức đầu tư dự kiến là 496 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, toàn tỉnh dự kiến sẽ xây mới 152 công trình thủy lợi với tổng số vốn khoảng 1.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, các địa phương theo danh mục công trình và thứ tự ưu tiên đầu tư đã được phê duyệt, hàng năm căn cứ vào kế hoạch vốn của các cấp để xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và thực hiện việc đầu tư xây dựng các dự án. Các cơ quan chuyên môn triển khai theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch tại địa phương, qua đó đề xuất các phương án bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT, so với các quy hoạch khác trong Ngành thì có thể đánh giá quy hoạch về thủy lợi có chất lượng cao, đáp ứng tốt các yêu cầu về tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bước đầu, các quy hoạch đã được thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận.
![]() |
Trạm trung chuyển nước hồ Tây, phục vụ đắc lực cho việc cứu hạn cục bộ ở Đắk Mil trong mùa khô |
Nâng cao hiệu quả quản lý
Trước năm 2010, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do UBND xã, phường thị trấn, các nông, lâm trường quản lý. Đội ngũ cán bộ thủy lợi quá mỏng, chuyên môn hạn chế, kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng ít. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều công trình bị bỏ ngỏ, vô chủ. Việc lấn chiếm hành lang an toàn công trình thủy lợi diễn ra phổ biến làm cho chất lượng xuống cấp rất nhanh, hiệu quả khai thác thấp và hệ số an toàn công trình thấp.
Năm 2010, Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông được UBND tỉnh thành lập. Công ty được giao nhiệm vụ chính là quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống các công trình thủy lợi được giao trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Từ đó, đã hạn chế xuống cấp và tiết kiệm chi phí sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi cho Nhà nước, bảo đảm an toàn công trình, tính mạng và tài sản của người dân.
Từ quản lý 156 công trình thủy lợi ban đầu, đến nay Công ty đã quản lý 200 công trình, trong đó gồm 170 là hồ chứa, 18 đập dâng, 5 hệ thống trạm bơm, 6 hệ thống kênh tiêu, 1 công trình chuyển nước, 197 km kênh tưới, tiêu. Dự kiến thời gian tới, Công ty sẽ tiếp nhận bàn giao quản lý, khai thác thêm 49 công trình thủy lợi từ địa phương, các công ty nông lâm nghiệp.
Theo ông Trịnh Văn Tường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông thì so sánh trước và sau khi đơn vị nhận quản lý công trình, kết quả nổi bật nhất đó là hạ tầng thủy lợi ngày càng hoàn thiện. Cụ thể, bằng các nguồn vốn khác nhau, Công ty đã triển khai đầu tư sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, sửa chữa cấp bách 55 công trình với kinh phí khoảng 344 tỷ đồng. Qua đó, nhiều công trình được bảo đảm an toàn, nâng cao năng lực tưới. Nếu như năm 2011, đơn vị thực hiện tưới được 26.479,75 ha, thì đến năm 2012 là 28.535,01 ha, đạt 107,76% so với năm 2011. Năm 2018, các công trình thuộc đơn vị quản lý thực hiện tưới được 41.912,86 ha, đạt 158,28% so với năm 2011. "Song song với hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân của công ty được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng hàng năm nên có trình độ chuyên môn ngày càng sâu, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Lực lượng này được bố trí đều khắp các huyện, thị xã qua các chi nhánh công ty đã làm tăng năng lực phục vụ đa mục tiêu nông nghiệp, thủy sản, sinh hoạt, cảnh quan cho các công trình theo hướng bền vững", ông Tường khẳng định.
![]() |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đang quản lý 197 km kênh chính tưới, tiêu trong toàn tỉnh |
Nhận diện rõ những thách thức
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, sự phát triển của ngành Thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang phải đối diện với không ít những khó khăn, thách thức. Trong đó, có thể kể đến trước tiên là các công trình thủy lợi nhiều, phân bố trên địa hình phức tạp, phần lớn được xây dựng từ lâu nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năng lực hồ chứa nhỏ, khả năng thoát lũ hạn chế, không còn phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp hiện nay.
Mặc dù hàng năm, đơn vị quản lý đã huy động, ưu tiên các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình nhưng nguồn kinh phí đầu tư sửa chữa còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Theo thống kê, hiện có 79/200 công trình do TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông quản lý đang bị hư hỏng, xuống cấp. Các hư hỏng chủ yếu thuộc hạng mục đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước đầu mối... Các trạm bơm dọc sông Krông Nô đối diện với nhiều rủi ro, lãng phí hạ tầng. Nguyên nhân chính là do mực nước tại cửa vào bể hút phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ xả phát điện của nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah; đồng thời do địa chất, việc khai thác cát gây sạt lở bờ sông, không bảo đảm tính ổn định của lòng sông, mực nước bể hút thường xuyên duy trì ở mức thấp, ảnh hưởng an toàn công trình.
Giai đoạn 2011- 2017, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đầu tư sửa chữa, nâng cấp theo quy hoạch chi tiết các huyện, thị xã là 37/70 công trình theo danh mục đã được phê duyệt tương ứng với 52,8%. Cũng trong giai đoạn trên, toàn tỉnh đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch chi tiết các huyện, thị xã là 26/54 công trình theo danh mục đã được phê duyệt tương ứng với 48,14%. |
Tình trạng lấn chiếm hành lang, an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh còn nhiều phức tạp. Phần lớn các trường hợp vi phạm xảy ra đối với những công trình gần khu dân cư, đối tượng vi phạm đều là người dân sinh sống tại địa phương nên khó xử lý, di dời.
Trước thực tế đó, ngành chức năng, đơn vị quản lý đang tập trung tận dụng mọi nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp bách, đưa ra lộ trình từng bước để triển khai các giải pháp về giải tỏa hàng lang, cắm mốc công trình. Các nhiệm vụ về quan trắc khí tượng thủy văn, kiểm định an toàn hồ, đập cũng sẽ được cơ quan quản lý quan tâm đúng mức.
Phát triển thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu Có thể nói, trong gần 15 năm qua (2004-2018), vai trò của thủy lợi vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hóa, thâm canh cao, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh lương thực. Mục tiêu lâu dài về định hướng phát triển thủy lợi mà Đắk Nông hướng tới đó là thích ứng với biến đổi khí hậu, phục vụ đa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. (Đồng chí Trương Thanh Tùng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh) * Sẽ hỗ trợ hộ, nhóm hộ xây dựng ao, hồ nhỏ chứa nước Do đặc điểm địa hình không thuận lợi cho đầu tư xây dựng hồ đập thủy lợi lớn nên những năm qua, tỉnh Đắk Nông khuyến khích hộ và nhóm hộ dân đầu tư đào ao, hồ để tích trữ nước, bảo đảm sản xuất. Toàn tỉnh có hàng ngàn ao, hồ do nhân dân đầu tư, cung cấp lượng nước đáng kể cho sản xuất các loại cây công nghiệp của bà con, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Đắk Nông sẽ xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông hộ, nhóm hộ đầu tư đào mới ao, hồ, nhất là các vùng xa nguồn nước công trình thủy lợi. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên hiện nay, tỉnh đang lập đề án chuẩn bị triển khai thí điểm tại huyện Đắk Mil làm cơ sở để đánh giá, nhân rộng. (Ông Lê Viết Thuận, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn)) * Tưới tiết kiệm nước, một giải pháp giảm tải cho công trình thủy lợi Gia đình tôi hiện có 2 ha cà phê, trước đây do nguồn nước dồi dào nên tôi có tâm lý tưới một cách thoải mái. Nhưng khoảng 3 năm lại đây, tôi đã chú ý sử dụng nguồn nước tiết kiệm hơn. Cụ thể tưới vừa đủ lượng, đủ đợt cho vườn cà phê, lắp đặt hệ thống tưới béc để nước phân bổ đều giúp hạ nhiệt cho toàn vườn trong những thời kỳ cao điểm mùa khô. (Ông Trần Văn Tuất ở thôn 9, xã Nam Bình (Đắk Song)) |
Theo Đắk Nông Online
Implementing agencies
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất