- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
Âm nhạc dường như có mặt trong mọi sinh hoạt hằng ngày của mọi tộc người thiểu số ở Việt Nam. Trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, âm nhạc của dân tộc những năm qua, nhiều giá trị của văn hóa dân tộc mà cụ thể là thể loại âm nhạc cổ truyền của dân tộc đã được tôn vinh.
Có thể kể đến nhiều di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh như: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; nghi lễ then Tày - Nùng - Thái và xòe Thái đang được xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO...
![]() |
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh |
Viện Âm nhạc Việt Nam suốt 67 năm qua cũng đã miệt mài tiến hành công tác sưu tầm, nghiên cứu âm nhạc cổ truyền trên cả nước bao gồm cả nhạc hát và nhạc đàn, dân ca, dân nhạc của toàn bộ 54 dân tộc trên cả nước. Nhiều tư liệu, hình ảnh, văn bản... cũng đã được tư liệu, số hóa thành kho dữ liệu đồ sộ của âm nhạc dân tộc ở Viện Âm nhạc Việt Nam để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn.
Bên cạnh đó, nhiều băng ghi âm cũng đã được Phòng Công nghệ lưu trữ âm thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bảo tồn, lưu giữ suốt nhiều thập kỷ qua về âm nhạc cổ truyền dân tộc. Tính tới tháng 1/2014, VOV đã thống kê có 451 bài hát dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam cho người lớn, trong đó có 194 bài dân ca thiểu số lời cổ và 257 bài dân ca thiểu số lời mới. Dân ca thiếu nhi có 70 bài, trong đó có 21 bài dân ca thiểu số lời mới và 49 bài dân ca thiểu số lời cổ…
Trước những biến đổi về môi trường diễn xướng, âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, mai một. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vương Hoàng, Viện Âm nhạc, người từng tham gia điền dã, sưu tầm nghiên cứu ở vùng núi phía Bắc nhiều năm qua thảng thốt lo ngại về sự thay đổi hoặc biến mất của không gian diễn xướng dân gian.
Cụ thể như loại hình hát ống (hát giao duyên) của người dân tộc Mông tại Chiền Tương, Yên Châu, Sơn La đối mặt với nguy cơ mất đi trong cuộc sống hiện đại hay như dân ca Hò kéo gỗ của những người khai thác lâm nghiệp ở Lệ Thủy, Quảng Bình và Hò sông Mã ở Thanh Hóa hiện cũng không còn mấy ai hát được... Đáng ngại hơn, xu hướng Âu - Tây hóa không chỉ ảnh hưởng tới bộ phận nhạc mới mà nó còn nhiều tác động đến âm nhạc cổ truyền của một số tộc ít người.
![]() |
Hòa tấu cồng chiêng, bộ gõ ống tre và đàn đá... tạo nên những giai điệu trầm bổng của người M'nông trong hội thi nhạc cổ truyền các dân tộc thiểu số. Ảnh: Hồ Mai |
Bảo tồn âm nhạc cổ truyền của dân tộc là một việc làm quan trọng để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ nhiều năm qua, các cơ quan quản lý văn hóa, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học đã dày công sưu tầm, điền dã, nghiên cứu cũng như tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học về bảo tồn kho tàng đồ sộ, quý báu này của dân tộc.
Một trong những ưu tiên trong công cuộc bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc là phải nuôi dưỡng được nền âm nhạc đó trong cộng đồng. Ở đây, có vai trò quan trọng của việc mở rộng và phát huy phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở, mà yếu tố hạt nhân nòng cốt tạo dựng và hướng dẫn phong trào là các cán bộ văn hóa cơ sở được trang bị kiến thức và kỹ năng về âm nhạc dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây là nỗi băn khoăn từ lâu, khi chương trình đào tạo văn hóa cơ sở phần lớn vẫn dùng các nhạc cụ phương tây, nhạc cụ điện tử, với các kiến thức âm nhạc phương tây, thiếu hụt lớn kiến thức về âm nhạc cổ truyền các dân tộc.
Từ thực tế này, các cấp có trách nhiệm nên đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như các câu lạc bộ tự tổ chức sinh hoạt nghệ thuật, cùng Nhà nước đào tạo những cán bộ cơ sở am hiểu về âm nhạc cổ truyền. Để duy trì và động viên phong trào, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức các liên hoan nghệ thuật cổ truyền các dân tộc từ cấp xã, huyện đến cấp tỉnh và Trung ương, phát động các cuộc thi tài năng âm nhạc dân tộc thiểu số, tôn vinh các nghệ nhân dân gian cùng những phần thưởng vật chất xứng đáng; động viên lớp trẻ tìm hiểu, học hỏi, rèn luyện âm nhạc của dân tộc mình.
Quan tâm đầu tư cho phong trào văn nghệ quần chúng chính là khơi dậy ngọn nguồn âm nhạc dân tộc, để nó lan tỏa trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số, là cơ sở để sưu tầm, nghiên cứu khai thác cho âm nhạc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, để bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản, cần làm tốt công tác truyền thông, quảng bá âm nhạc dân tộc, nhất là trên sóng phát thanh, truyền hình, trong đó có việc phổ biến dạy và học âm nhạc dân tộc, mở câu lạc bộ dân ca nhạc cổ truyền.
Theo Đăk Nông Online
Implementing agencies
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất