- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
Ngày 16/10/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1635/QĐ-UBND.
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch: Nâng cao giá trị, hiệu quả, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ quốc tế và trong nước nâng cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm ngành hàng và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông; Xác định chủ thể tham gia các chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp, xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi tạo sự công bằng và khuyến khích các chủ thể tham gia chuỗi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện nhanh đời sống nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo; Phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu: Chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm; giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu; khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường; thời gian cung ứng phải kịp thời và đúng hạn theo yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu nông sản; Phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; tận dụng tối đa lợi thế về khí hậu, đất đai và nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm xây dựng nền nông nghiệp đa canh và phát triển bền vững với môi trường sinh thái; phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần giải quyết việc làm, nâng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất; Các hoạt động tái cơ cấu phải đáp ứng mục tiêu chung về bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu.
Định hướng chung tái cơ cấu lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là: Tập trung khai thác một cách tốt nhất các lợi thế về điều kiện tự nhiên đối với ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung vào các nội dung chính như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi có giá trị kinh tế và mức độ thích nghi cao; ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất; kết nối sản xuất nông nghiệp với các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm và công nghiệp chế biến để nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng; Định hướng chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hướng tới phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nội dung định hướng cho từng ngành như sau:
Đối với ngành Trồng trọt
Từ nay đến năm 2020, trồng trọt vẫn là ngành quan trọng góp phần tăng thu nhập, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả của ngành trên cơ sở đa dạng hoá ngành hàng sản phẩm, phát huy lợi thế ở từng tiểu vùng;
Áp dụng các giống cây trồng vật nuôi đạt tiêu chuẩn và ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất hữu cơ, thủy canh… từng bước nâng cao năng suất, chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa nâng tính cạnh tranh giảm giá thành.
Từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm và chỉ dẫn địa lý các ngành hàng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ, đậu tương, khoai lang và một số cây dược liệu.
Đảm bảo chất lượng hàng nông sản đạt được tiêu chuẩn an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định đầu ra cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Chú trọng nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch và bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị của các mặt hàng và lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu.
Ngành Chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cung cấp thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hướng sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, giảm thiểu các chất hóa học, chất kháng sinh trong sản phẩm và không sử dụng chất kích thích sinh trưởng. Xây dựng các khu chăn nuôi gắn với chế biến công nghiệp, có hệ thống xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển hệ thống chăn nuôi tập trung dưới các hình thức trang trại, gia trại. Từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng tập trung tăng tỷ trọng chăn nuôi heo thịt, gà đẻ trứng, gà thịt áp dụng công nghệ cao, khép kín bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường. Phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt có lợi thế cạnh tranh ở Tây Nguyên để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi đặc sản của tỉnh.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng, trước hết là phát triển các cơ sở giết mổ giá súc tập trung với công nghệ hiện đại.
Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, tăng cường dịch vụ thú y, áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
Xây dựng hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường (đất và nước) trong các khu vực chăn nuôi, đồng thời xử lý các phụ phẩm của ngành chăn nuôi tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngành Dịch vụ nông nghiệp
Khuyến khích các loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bao gồm: Dịch vụ sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp; dịch vụ cơ khí, vận tải nông thôn; các dịch vụ khuyến nông, thú y và tư vấn nông nghiệp; dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm...
Ngành Lâm nghiệp
Triển khai thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp ở khu vực Tây nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng phải củng cố, bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên nhằm duy trì độ che phủ rừng tự nhiên thông qua các hình thức đồng quản lý và lâm nghiệp cộng đồng. Phát triển công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ bằng các công nghệ hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô.
Triển khai thực hiện Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế rừng sản xuất, không thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác; không chuyển đổi cải tạo rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp và không thực hiện khai thác gỗ trong rừng sản xuất và rừng tự nhiên.
Rừng đặc dụng phát triển theo hướng xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Đảm bảo rừng sản xuất trên 80%, rừng phòng hộ 9-11% và rừng đặc dụng 8-9% diện tích đất lâm nghiệp.
Đối với ngành Thủy sản
Phát triển nhiều loại hình nuôi trên các vùng sinh thái, đa dạng hóa với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản hình thức kỹ thuật thấp sang nuôi với hình thức bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn kỹ thuật mới (VietGAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Tổ chức nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung trên các diện tích ao hồ nhỏ, mặt nước hồ chứa, eo ngách. Với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá rô đồng, diêu hồng, cá lăng, rô phi đơn tính, lóc, trê, mè hoa, mè trắng, trôi, trắm, chép. Phát triển nuôi lồng bè, vèo trên các sông, hồ theo hướng bảo vệ môi trường; các đối tượng có giá trị kinh tế như: cá lăng, cá lóc, cá diêu hồng, cá bống tượng. Đầu tư xây dựng hệ thống trại giống thủy sản nước ngọt quy mô cấp tỉnh nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng con giống cho nuôi thương phẩm của các địa phương.
Từng bước chuyển đổi, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản ở các khu vực sông, hồ, đầm hợp lý, hiệu quả; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái bền vững nhằm giảm áp lực cho nguồn lợi. Tăng cường công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, nghiêm cấm những hành vi gây xâm hại nguồn lợi (kích điện, nổ mìn...), ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tài nguyên thủy sản. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác nhằm nâng cao hiệu quả và bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản. Tăng cường vai trò quản lý dựa vào cộng đồng trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi. Quy định về khu vực khai thác, ngư cụ và mùa vụ khai thác.
Khuyến khích xây dựng các cơ sở sơ chế các sản phẩm thủy sản và hình thành hệ thống chợ đầu mối về thủy sản để quản lý tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt việc kiểm tra, kiểm soát sử dụng hoá chất độc hại, kháng sinh cấm trong bảo quản, sơ chế thuỷ sản tại các cơ sở nuôi, thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan theo nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
H.M
Implementing agencies
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất