- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
Không chỉ Đắk Nông, thời gian gần đây, hàng loạt nông dân các vùng trọng điểm trồng tiêu trong cả nước đang điêu đứng vì giá hồ tiêu lao dốc cũng như nhiều diện tích bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Trước thực tế này, một lần nữa, cây tiêu đang có nguy cơ lặp lại "điệp khúc trồng-chặt" như một số cây trồng trước đây trong sản xuất nông nghiệp nếu ngành chức năng không kịp thời vào cuộc.
Theo niên giám thống kê 2016 của Cục Thống kê tỉnh, năm 2010, toàn tỉnh mới có 7.127 ha hồ tiêu, trong đó có 5.590 ha hồ tiêu cho thu hoạch thì đến năm 2016, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh đã tăng vọt lên 27.099 ha, trong đó có khoảng 11.485 ha hồ tiêu cho thu hoạch. Chỉ tính từ năm 2015 đến năm 2016, diện tích hồ tiêu trồng mới toàn tỉnh là 11.549 ha.
![]() |
Các chuyên gia thăm, nghiên cứu một vườn hồ tiêu bị chết hàng loạt ở Đắk Song |
Hệ lụy của thời "hoàng kim"
Trong thời điểm "vàng" của cây hồ tiêu ở những năm 2014-2015, nhiều chuyên gia đã nhận định với mức giá từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng/kg tiêu đen thì đây là loại cây trồng siêu lợi nhuận. Nếu ở mức giá này, cây tiêu sẽ không ngừng được mở rộng diện tích, lấn át các cây khác dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương.
Còn nhớ cuối năm 2016, trong một lần tới Đắk Nông, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng đã khẳng định: Nếu giá hồ tiêu ở mức siêu lợi nhuận, việc nông dân mở rộng diện tích là không thể tránh khỏi, bất chấp khuyến cáo hay biện pháp can thiệp nào từ phía nhà nước. Chỉ khi giá hồ tiêu tìm được chỗ đứng phù hợp (tức mức giá hợp lý), lúc đó, ai là người trồng tiêu, vùng nào thích hợp trồng tiêu mới rõ. Tuy nhiên, ở thời điểm này, những hộ đầu tư vào hồ tiêu theo kiểu phong trào sẽ phải trả giá do hệ lụy để lại từ lúc giá hồ tiêu đang ở thời điểm "hoàng kim".
Quả đúng như vậy, cách đây mấy năm, qua quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã ghi nhận phong trào "nhà nhà trồng tiêu, người người trồng tiêu". Thậm chí, có một số hộ dân ở vùng trũng Krông Nô cũng vay tiền ngân hàng mua đất đồi về đổ xuống ruộng lúa, nâng nền chống úng để trồng hồ tiêu. Một bộ phận đầu tư thì chớp cơ hội, mua rẫy đầu tư "lướt sóng" bằng việc trồng hồ tiêu, tăng cường can thiệp các biện pháp hóa học để tiêu lớn nhanh, xanh mơn mởn nhằm rao bán rẫy với giá "trên trời". Trong cơn sốt hồ tiêu thời điểm này, giống hồ tiêu đưa ra thị trường cũng không thể kiểm soát về nguồn gốc, dịch bệnh.
Chưa kể, để nhanh chóng trở thành tỷ phú, nông dân không ngần ngại đầu tư cho cây tiêu bằng mọi giá, kể cả can thiệp quá mức về phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Để rồi, khi hồ tiêu rớt giá như hiện nay, người dân chán nản, bỏ vườn dẫn đến các vườn tiêu đột ngột xuống sức, nảy sinh nhiều bệnh dẫn đến chết nhanh, chết chậm. Nhiều hộ trồng tiêu chán nản, bỏ vườn vì giá cả quá thấp dẫn đến phát sinh dịch bệnh diện rộng.
Nhiều người cho rằng, con số hơn 2.000 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh, trong đó 410 ha hồ tiêu hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh bị chết chỉ là con số khiêm tốn, còn thực tế cao hơn nhiều. Thậm chí, nhiều người còn lo ngại cây hồ tiêu sẽ đứng trước nguy cơ "vỡ trận" vì nhiều người dân không đủ khả năng đầu tư nên bỏ mặc dẫn đến chết hàng loạt hoặc chặt phá để thay thế những cây trồng khác.
![]() |
Trồng hồ tiêu theo quy trình sinh thái, sinh học là hướng phát triển tất yếu để xây dựng ngành hồ tiêu bền vững |
Nhà nước cần sớm vào cuộc
Hệ lụy từ việc phát triển ồ ạt diện tích hồ tiêu bằng mọi giá như thời gian qua không phải nhà nước không có khuyến cáo. Tuy nhiên, như đã nói, nếu mức giá hồ tiêu quá cao thì các biện pháp can thiệp từ phía nhà nước trong quản lý quy hoạch, làm chủ diện tích, chất lượng là rất khó khăn. Vì thế, trong thời điểm như hiện nay, chính là cơ hội "vàng" để chúng ta tái cơ cấu cây hồ tiêu theo hướng hợp lý, bền vững.
Tại cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 (khóa XI) vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bốn cho rằng trước thực trạng phát triển hồ tiêu như hiện nay, nhà nước cần phải xắn tay vào cuộc một cách tích cực, quyết liệt trong việc khuyến cáo, hỗ trợ người dân giữ vườn, phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững. Trên thực tế, thời gian gần đây, nhiều người dân trồng hồ tiêu điêu đứng vì nợ nần do giá hồ tiêu chỉ ở mức 50 đến 53.000 đồng/kg thì cũng không ít hộ dân vẫn "sống khỏe" với cây hồ tiêu. Đó là những hộ trồng tiêu sinh học, tiêu sinh thái đạt chuẩn. Những hộ trồng hồ tiêu theo quy trình, có sự liên kết hiện nay vẫn được thị trường đón nhận với giá khá cao từ 115.000 đồng đến 130.000đồng/kg.
Theo ông Đinh Xuân Thu, chủ Trang trại xanh Thu Thủy, ở xã Nâm N'Jang (Đắk Song) thì trồng tiêu sinh học sẽ cho năng suất, sản lượng thấp hơn trồng tiêu có can thiệp các phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng bù lại, giá bán cao hơn rất nhiều ở mọi thời điểm và vườn tiêu phát triển ổn định, ít phát sinh dịch bệnh. Chưa kể, nếu so sánh giá thành sản phẩm, trồng tiêu thông thường cứ cho là năng suất cao nhưng giá bán thấp sẽ đội giá thành cao lên bởi công thu hái, sơ chế nên nông dân không có lãi. Còn với trồng tiêu đạt các tiêu chuẩn, với giá bán như hiện nay, người dân vẫn có lãi khá cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng trồng được hồ tiêu đạt chuẩn mà còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai, diện tích, trình độ canh tác và cả hiểu rõ về cây hồ tiêu.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), lũy kế xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu năm 2018 ước đạt 132.000 tấn và 453 triệu USD, tăng 5,1% về lượng nhưng giảm 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân sang tất cả các thị trường đều giảm mạnh. Cụ thể, giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 6 tháng đầu năm ước đạt 3.438 USD/tấn, giảm tới 61% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường trong nước, giá hạt tiêu từ đầu năm đến nay có biến động tăng nhưng không đáng kể ở mức 53.000-56.000 đồng/kg và dự báo khó phục hồi trong những tháng cuối năm 2018. |
Cũng theo đồng chí Nguyễn Bốn, thời điểm này, nếu không xem đây là cơ hội "vàng" để sắp xếp, cải tiến lại chất lượng sản xuất của cây hồ tiêu thì rất khó để chúng ta phát triển thương hiệu của một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Vì vậy, việc rà soát lại diện tích hồ tiêu để đưa vào những vùng trồng hồ tiêu trong phạm vi quy hoạch, có phương án, giải pháp hỗ trợ nông dân là việc làm cần thiết hiện nay của ngành Nông nghiệp và các địa phương. Cụ thể như nhà nước cần tuyên truyền, vận động các hộ nông dân, đơn vị trồng tiêu tổ chức sản xuất tiêu theo các tổ, nhóm, hợp tác xã, có liên kết với doanh nghiệp để được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng tiêu đúng quy trình, và bảo đảm bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đặc biệt, các địa phương cần quản lý chặt quy hoạch, có biện pháp ngăn chặn việc nông dân trồng tiêu một cách tự phát và ồ ạt như các năm vừa qua; tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu tiêu cho từng vùng, từng địa phương, nhằm góp phần phát triển bền vững cây tiêu.
Theo Đắk Nông Online
Implementing agencies
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất